NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÊN CỰA
Vấn đề canh độ cao của mũi Cựa khi băng vào chân gà cũng là vấn đề nhạy cảm ít AE nào chia sẽ vì nhiều lí do khác nhau:
1/Canh chỉnh độ cao của Mũi Cựa tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì:
-Môn đá gà ở đất nước ta sở hữu nhiều giống gà khác nhau,lai tạo thêm nhiều dòng như:Việt-Mỹ-Asil-Peru-Jap….vì vậy Cựa chốt đóng ở chân cũng cao thấp khác nhau
-Ngày nay chúng ta phát triển môn chơi khá nhanh,không những đa dạng về gà mà phong phú về Gọng Cựa nên khi sử dụng hay canh chỉnh Cựa cho phù hợp cũng cần phải có kinh nghiệm.
-Một số Sư Kê tại Việt Nam rất giàu kinh nghiệm nhưng thực tế họ ít muốn chia sẽ-không chia sẽ hoặc ít tiếp xúc với mạng xã hội….
-Một số AE cố tình đặt Cựa mũi cất cao theo ý mình nếu AE đổi Cựa băng không quen thì sẽ chậm đâm hoặc đâm không tịch.
2/Điểm chung của những bộ Cựa từ Ta tới Tây:
-Tuy gọng cựa khác nhau nhưng điểm chung khi băng là:
*Cựa Mỹ-Cựa ống gọng đơ đơ nên khi băng không bao giờ chêm hay chỉ chêm nhẹ không cần cho mũi thấp xuống.
*Cựa Việt thì nhìn cong-có bụng mũi cất cao nên khi băng phải chêm tàn thuốc hoặc lót băng keo dày cho mũi đà xuống.
3/Canh chỉnh độ cao của mũi Cựa theo kinh nghiệm như sau:
-Vì Cựa chốt của con gà sinh ra là để tự vệ nên canh chỉnh độ cao của mũi theo đó rất quan trọng.
-Nếu Cựa chốt đóng cao như gà lai Mỹ… thì độ cao của Mũi nên ngang hoặc hơn Cựa chốt vài zem
-Nếu Cựa chốt đóng bình thường thì độ cao của mũi Cựa cao hơn đỉnh phía trên cựa Chốt 5-7 (0,5-0,7cm)zem là ok.
-Nếu Cựa Chốt đóng sát thới thì độ cao của Mũi Cựa cao hơn đỉnh Cựa chốt 12-15 zem(1,2-1,5 cm)
-Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào lối đá và thể hình gà cao-thấp mà canh chỉnh cho hợp lí
Mỗi người có kinh nghiệm và quan điểm khác nhau, mong rằng nhận được nhiều chia sẻ kinh nghiệm của mọi người.