Trị gà khò khè lâu ngày là vấn đề được rất nhiều anh em nuôi và chơi gà quan tâm. Khò khè là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở gà, vậy nguyên nhân gây bệnh khò khè nói chung và khò khè lâu ngày ở gà nói riêng là gì, các triệu chứng của nó như thế nào, cách phòng bệnh và điều trị ra sao cho hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để anh em phòng tránh và điều trị cho chiến kê của mình mỗi khi nó bị bệnh nhé.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị gà khò khè lâu ngày.
Gà cũng như con người vậy, các tác nhân gây bệnh luôn rình rập, chỉ chờ thời cơ thích hợp là tấn công cơ thể chúng ta cũng như gia súc, gia cầm. Vậy cơ hội thích hợp đó là gì: Là sự thay đổi của thời tiết đặc biệt là lúc giao mùa, cơ thể chưa thích nghi kịp thời, gà nhiễm lạnh, gió do chuồng trại không được che chắn cẩn thận, cơ thể suy yếu tạo cơ hội cho các vi khuẩn vi rút tấn công hệ miễn dịch gây nên các bệnh về hô hấp cũng như đường ruột.
Ngoài sự thay đổi thời tiết do mùa thì một nguyên nhân khác gây bệnh khò khè ở gà là do di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác mỗi khi anh em đặt mua và vận chuyển về, gà bị stress do chưa quen với chổ ở mới, cộng với thời tiết mùa mưa càng khiến gà dễ bị bệnh.
Nguyên nhân thứ ba cũng thường gây bệnh khò khè ở gà đó là sau khi xổ hay đá về, gà mất sức hệ miễn dịch suy giảm nhưng cách chăm sóc chưa hợp lý cũng là lúc dễ khiến gà bị bệnh, hen lên đờm.
Trường hợp cấp tính có thể khiến gà chết nhanh, nhưng anh em khi đọc bài này tất nhiên không rơi vào tình huống đó. Anh em thấy gà khò khè nhưng do bận công việc chưa thể chăm sóc kỹ, một số anh em thì nghĩ rằng nó bị vài ngày rồi sẽ khỏi, nhưng hết vài ngày, rồi tuần này sang tuần khác thậm chí là cả tháng mà tình trạng vẫn như cũ, khò khè khó thở.
Triệu chứng gà khò khè lâu ngày
thường có một vài hoặc đủ các triệu chứng sau:
- Gà bị khò khè khó thở
- chảy nước mắt, nước mũi,
- Mào tích tím tái
- Sưng phù đầu.
- có đờm dãi trong miệng
- Kém ăn, gà thường ủ rũ, lông gà xơ xác.
- Gà ỉa phân xanh phân trắng
- Chướng diều.
Dùng thuốc nào đặc trị gà khò khè lâu ngày hiệu quả.
Vậy khi gà có các triệu chứng trên thì dùng thuốc nào để điều trị. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc để trị bệnh khò khè ở gà, tuy nhiên với trường hợp gà bị hen nặng, hen lâu ngày thì anh em nên dùng loại thuốc đặc trị khò khè lâu ngày tại đây để điều trị. Đây là loại thuốc chuyên trị khò khè lâu ngày, khò khè nặng cho gà đá của Thái Lan.
Về cách sử dụng anh em click vào link trên để xem thêm nhé.
Ngoài việc dùng thuốc, nếu gà có đờm dãi thì hãy vỗ hen lấy đờm cho gà
Trên là trình bày về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nhưng cách tốt nhất là hãy phòng bệnh cho gà bằng chế độ chăm sóc hợp lý.
Sau đây là vài mách nhỏ để phòng bệnh khò khè lâu ngày ở gà.
Chuồng trại phải thường xuyên vệ sinh các chất thải một cách sạch sẽ, có như vậy vi khuẩn vi rút không có môi trường thuận lợi để phát triển và lây lan khi đàn có bệnh, vì phân là một trong những tác nhân mang mầm bệnh từ những con mang mầm bệnh hay đã bị bệnh thải ra. Chuồng trại phải khô thoáng, không được ẩm thấp.
Chuồng trại thiết kế làm sao mùa nắng thoáng mát, mùa mưa thì lại ấm và kín gió.
Phải thường xuyên sát trùng chuồng trại. đặc biệt lúc giao mùa hay khu vực đang có dịch.
Trong chế độ dinh dưỡng, tập luyện và đặc biệt những lúc cảm nhận gà như sắp bị bệnh anh em nên bổ sung thuốc bổ, vitamin và điện giải để nâng cao sức đề kháng cho gà, làm 4-5 ngày như thế.
Gà sau khi đá về anh em lau bằng nước ấm nếu tiết trời hôm đó se lạnh, dùng thức ăn dễ tiêu sau một hoặc hai hôm gà hỏe lại hãy cho ăn thức ăn như bình thường như mọi ngày. Sau 1-2 mũi chích thuốc trị tang thì anh em cũng nên chích cho một mũi trị khò khè để phòng bệnh với liều bằng nửa liều điều trị, đồng thời nên bổ sung vitamins và thuốc bổ dạng nước cho gà khi dùng thuốc tang.
Hy vọng bài viết này cung cấp vài giá trị hữu ích cho anh em nuôi và chơi gà trên mọi miền tổ quốc.